Tứ Linh Là Gì? Ý Nghĩa Của Tứ Linh Trong Phong Thủy Tốt Hay Xấu?

Nếu bạn không phải là người am hiểu về phong thủy thì sẽ không biết được tứ linh là gì hay Ý nghĩa của Tứ linh trong phong thủy như thế nào? Để giúp bạn hiểu hơn về tứ linh trong phong thủy https://www.hcmuns.edu.vn/ đã tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây để các bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu tứ linh là gì?

Tứ linh là 4 linh vật bao gồm long, lân, quy, phụng, đại diện cho 4 nguyên tố chính là nước, lửa, đất và gió. Linh lực này được bắt nguồn và hình thành từ bốn linh thần là Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước. Đồng thời mỗi vị thần sẽ có những quyền năng riêng và có nhiệm vụ canh giữ 7 trong 28 chòm sao trong thiên văn Trung Hoa.

Ngày nay, tứ linh được sử dụng trong việc trang trí, điêu khắc đền chùa hay các trụ cột,… Không chỉ tinh xảo và giá trị nghệ thuật cao mà chúng còn mang đến rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy.

Ý nghĩa của tứ linh trong phong thủy

Như đã nói ở trên thì mỗi một linh vật trong Tứ linh đều mang theo rất nhiều giá trị về mặt phong thủy. Cụ thể:

1. Thanh Long – Biểu tượng của tài lộc và công danh

Rồng là con vật biểu tượng cho Thanh Long là linh vật đầu tiên trong Tứ linh. Linh vật này được xem là biểu tượng của hoàng đế và cho những bậc chính nhân quân tử, quyền uy. Cho nên từ xưa đến nay, biểu tượng Rồng thường được xuất hiện trên long bào của Vua chúa để thể hiện sự uy quyền và sức mạnh tối cao. Đặc biệt, chỉ vua chúa ngày xưa mới có quyền được sử dụng biểu tượng rồng.

Trong phong thủy, rồng còn được xem như một vị thần mang đến sự tươi tốt và thuận lợi cho mùa màng của người nông dân, giúp cây cối tốt tươi và tránh được hạn hán. Vì vậy, người dân thường thờ phụng Rồng với hy vọng, thần sẽ mang đến những lợi ích tốt cho người dân trong nông nghiệp. Nếu nhìn thấy Rồng trên trời cũng là báo hiệu cho một năm bội thu, mưa thuận gió hòa

Những vùng đất tốt có linh khí vượng người ta thường gọi là long mạch vượng khí. Nếu xây dựng nhà cửa, mồ mả tại những khu đất có long mạch tốt sẽ đem đến những phúc đức to lớn cho con cháu hậu thế. Ngoài ra, Rồng còn giúp hỗ trợ âm dương, bổ trợ linh khí, hóa giải long mạch khuyết thiếu và chữa lỗi phong thủy cực kỳ hiệu quả.

Đặc biệt, đối với những người làm ăn việc để Rồng trong nhà sẽ giúp công việc hanh thông mang đến những thăng tiến vượt bậc trong công việc. Bên cạnh đó, rồng còn là biểu tượng cho sự thịnh vượng, cho sinh khí dồi dào nên rất được nhiều người tin tưởng.

y-nghia-cua-tu-linh-trong-phong-thuy

Xem ngay: Phong Thủy Luân Là Gì? Cách Bài Trí Phong Thủy Trong Nhà Từ A – Z

2. Kỳ Lân – Biểu tượng của trí tuệ

Kỳ Lân là linh vật thứ hai có mặt trong tứ linh nên Kỳ Lân xuất hiện chính là điềm báo của sự bình an và những điều tốt lành. Trong phong thủy, Kỳ Lân được dùng để trấn trạch, hóa giải những thế đất xấu, hóa hung thành cát. Chính vì vậy, nhiều người sử dụng tượng hay ảnh Kỳ Lân há miệng để trấn áp hung khí và canh giữ ngôi nhà.

Trong dân gian, Kỳ Lân có hình dạng khá kỳ dị với đầu Rồng và thân thú. Nếu quan sát kỹ thì thân Kỳ Lân giống hươu với nhiều vảy xung quanh. Linh thú này chỉ ăn cỏ nên rất hiền lành và luôn giúp đỡ những người yếu thế. Và đặc biệt, khi thấy linh thú này xuất hiện ở đâu thì nơi đó sắp có thánh nhân xuất hiện để giúp đỡ mọi người.

y-nghia-cua-tu-linh-trong-phong-thuy-1

3. Quy – Biểu tượng của sức khỏe dồi dào, trường thọ

Rùa hay Quy là linh vật thứ 3 trong Tứ Linh là con vật duy nhất có thật trong tự nhiên. Rùa là loài thuộc loài bò sát, có tuổi thọ rất cao, mãnh liệt nên đây là biểu tượng của sự trường thọ, thoát tục. Rùa gắn liền với rất nhiều truyền thuyết của người Việt cổ qua câu chuyện về thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây và bảo vệ thành Cổ Loa.

Không những vậy, Rùa chính là biểu tượng của sự trường tồn. Đồng thời, Rùa từ lâu được xem là sự hội tụ của cả đất trời. Trong đó, phần bụng của Rùa tượng trưng cho mặt đất (âm) và mai Rùa, bao toàn bộ phần thân là đại diện cho vòm trời ( dương). Trong phong thủy, Rùa thường được kết hợp với Rắn hoặc rùa đầu rồng tạo nên một linh vật thiêng liêng.

y-nghia-cua-tu-linh-trong-phong-thuy-2

Tham khảo thêm: Nhẫn Cóc Ngậm Tiền Hợp Với Tuổi Nào Để Chiêu Tài Lộc ?

4. Phượng Hoàng – Biểu tượng của sự bất diệt

Phượng Hoàng là linh thú cuối cùng trong tứ linh, được biết là biểu tượng của sự tái sinh và bất diệt. Hình tượng chim Phượng Hoàng trong phong thủy là đại diện cho 6 thiên thể là đầu là trời, lưng là mặt trăng, mắt là mặt trời, cánh là gió, đuôi là các hành tinh và chân là đất. Lông của phượng hoàng đại diện cho 5 màu của ngũ hành: vàng ( kim), xanh lá (mộc), đen (thổ), trắng (thuỷ).

y-nghia-cua-tu-linh-trong-phong-thuy-3

Hình ảnh của chim Phượng Hoàng luôn gắn liền với những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam như:

Đầu Phượng Hoàng: đức hạnh.
Đôi cánh: nghĩa vụ và tinh thần trách nhiệm.
Bộ ngực: tình trắc ẩn và tinh thần nhân đạo.
Lưng: cách con người đối nhân xử thế khéo léo.
Bụng: biểu thị sự tin cậy.

Hình ảnh phượng hoàng kết hợp với rồng khi kết hợp với nhau được coi là cặp đôi đại diện cho hạnh phúc, may mắn, sức khỏe dài lâu. Bởi vì rồng và phượng hoàng là biểu tượng cho vua chúa và hoàng hậu nên rất được người Á Đông coi trọng. Ngoài ra, phượng Hoàng được biết đại diện cho hành hỏa nên đặt hình ảnh Phượng hoàng ở cung tài, cung danh vọng sẽ đem đến nhiều may mắn, thịnh vượng và thăng tiến sự nghiệp cho chủ nhân.

Thông qua bài viết của chúng tôi các bạn đã hiểu hơn về Ý nghĩa của Tứ linh trong phong thủy liên quan đến công danh, sức khỏe, trí tuệ tốt hay xấu. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để được chia sẻ những thông tin bổ ích khác nữa