MB Bank Lừa Đảo? Những Tin Đồn Và Sự Thật Đằng Sau!

MB Bank là một ngân hàng thành lập từ năm 1994, tuy nhiên những năm dần đây mới hiện diện nhiều ở trên thị trường tài chính – ngân hàng. MB chiếm được vị trí cao trong số các ngân hàng Việt Nam và ngân hàng quốc tế, đạt được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Vậy tin “MB Bank lừa đảo” có thật hay không? Chúng ta cùng theo dõi bài viết sau để kiểm chứng tin đồn trên. 

MB Bank là ngân hàng gì? 

Ngân hàng MB Bank là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, tên tiếng Anh là: Military Commercial Joint Stock Bank. 

Trụ sở chính được đặt tại: Số 63 Lê Văn Lương, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. 

Mã ngân hàng Swift Code là: MSCBVNVX

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội được thành lập ngày 4 tháng 11 năm 1994. Là ngân hàng chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Quân uỷ Trung Ương – Bộ Quốc Phòng, vì vậy MB vẫn là một trong số các ngân hàng nhà nước. 

MBBank hiện tại nằm trong top 5 hệ thống các ngân hàng lớn nhất Việt Nam dựa theo quy mô tài sản, hiệu quả hoạt động, lợi nhuận thu được. 

Logo giao diện của MBBank 
Logo giao diện của MBBank

Hiện tại MB nắm giữ quyền quản lý của một số công ty thành viên như:

  • Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS)
  • Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư MB (MBCapital)
  • Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBAMC)
  • Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (MB Finance)
  • Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
  • Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ MB Ageas (MBAL). 

MB Bank phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ phục tối đa yêu cầu của khách hàng. Một số sản phẩm phổ biến như ứng dụng cho doanh nghiệp Biz MB Bank, mã SWIFT MB Bank hỗ trợ chuyển nhận tiền quốc tế, vay vốn thế chấp và tín chấp, các sản phẩm thẻ,…

Ngân hàng Quân đội có uy tín không? 

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội chịu sự quản lý, lãnh đạo của Quân uỷ Trung Ương – Bộ Quốc Phòng, với nguồn vốn từ nhà nước, hoạt động dưới tư cách là một ngân hàng của nhà nước. Vì vậy độ an toàn cao, tính rủi ro thấp.

MBBank là ngân hàng được xếp vào top 5 ngân hàng thương mại uy tín, lớn nhất Việt Nam năm 2019 được công bố trong khuôn khổ Hội nghị Việt Nam CEO Summit năm 2019. 

Nhận nhiều giải thưởng uy tín về ngân hàng, tài chính trong và ngoài nước. 

  • MB là ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu cho thẻ tín dụng MB Bank
  • App MB Bank là app ngân hàng duy nhất đạt được danh hiệu Sao Khuê năm 2019
  • Được tạp chí The Asian Banker tặng giải thưởng Best Lending Platform Implementation Project in Vietnam, Best CRM Project in Vietnam
  • Năm 2015 được trao danh hiệu Anh hùng lao động
  • Năm 2009 được nhận huân chương lao động hạng ba, năm 2014 được nhận huân chương lao động hạng nhất
  • Năm 2014 đạt được danh hiệu World Class trong việc quản lý chất lượng do tổ chức Chất lượng châu Á (APQO)
  • Có nhiều chi nhánh tại các nước: Lào, Cambodia,…
  • Ngân hàng JPMorgan Chase Bank – một ngân hàng tại Mỹ trao tặng giải thưởng Straight Through Processing (STP), đây là giải thưởng cao quý về chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế do ngân hàng đại lý hàng đầu cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các ngân hàng ở trên thế giới dành tặng. 
  • Vào năm 2014 MBBank được Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng danh hiệu Top 10 các doanh nghiệp uy tín nhất Việt Nam cùng hệ thống ngành Kinh tế năm 2014. 

Tại sao lại có tin đồn MB Bank lừa đảo

Việt Nam hiện có nhiều ngân hàng trong và ngoài nước đang hoạt động, vì vậy bên cạnh sự cạnh tranh công bằng cũng có những thủ đoạn xấu, nhằm gây mất niềm tin của khách hàng với MB, mục đích hạ bệ, giảm sự uy tín của MB ở trong mắt khách hàng. Ví dụ như thông tin MB tiết lộ thông tin khách hàng, MB lừa đảo rút tiền của khách hàng,… 

Tin đồn về MB Bank lừa đảo 
Tin đồn về MB Bank lừa đảo

MBBank tiết lộ thông tin khách hàng 

Vào ngày 24/05/2021, một tài khoản trên mạng xã hội đã tiết lộ lịch sử giao dịch của tài khoản ngân hàng có tên là Võ Nguyễn Hoài Linh (danh hài hoài Linh). Sự việc nhanh chóng lan truyền rộng rãi, gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến trái chiều của 2 sự việc đang nổi tại thời điểm đó. Đặc biệt là ảnh hưởng đến MBBank cùng khách hàng đang sử dụng thẻ MB. 

Để ổn định dư luận, MBBank đã điều tra và đưa ra kết quả: Tài khoản tiết lộ lịch sử giao dịch trên là một cá nhân ở trong ngân hàng, người này lập tức bị đình chỉ công việc, đồng thời đó vụ việc trên cũng được MB chuyển cho cơ quan điều tra xử lý. 

“Một con sâu làm rầu nồi canh”, đây là câu nói của ông bà ta ngày xưa, cũng như trong trường hợp này. Ta không thể vì một cá nhân nào đó mà đánh giá, khẳng định sự tắc trách của cả một ngân hàng được. Tuy sự việc đã được xử lý nhưng những ảnh hưởng, cái nhìn xấu về MBBank ở trong mắt khách hàng vẫn còn đó, chưa xua tan được hết, vẫn còn những hoài nghi. 

MBBank lừa đảo, rút tiền từ tài khoản của khách hàng 

Hiện nay có nhiều “thành phần bất hảo” mạo danh ngân hàng, nhân viên ngân hàng, cơ quan công an để lừa đảo, rút tiền qua app gây hoang mang cho dư luận. Sự việc không rõ thực hư, gây mất niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng. 

MBBank cùng tin đồn lừa đảo rút tiền qua tài khoản của ngân hàng cũng xuất phát từ những sự việc đó, những tổ chức, cá nhân bất chính đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của khách hàng để giả mạo MBBank để lừa đảo chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp. 

Trước tình huống này, MBBank luôn đưa ra các cảnh báo cho khách hàng để cảnh giác không rơi vào bẫy lừa đảo của kẻ xấu. Khuyên khách hàng theo dõi các thông tin trên Website, Fanpage chính thống của ngân hàng Quân Đội. 

Từ những xử lý, làm việc nhanh gọn đó của MBBank đã dập tắt những tin đồn thất thiệt để đưa vị thế của mình đứng vững trên thị trường tài chính và được khách hàng ngày một tin tưởng giao phó hơn. 

Cảnh giác lừa đảo qua ứng dụng, giả mạo ngân hàng MB 

Để bảo vệ tài sản của mình, bạn cần cảnh giác các mánh khóe lừa đảo qua các ứng dụng, giả danh MBBank để lừa đảo, tránh mất tiền oan vì sự nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết của mình. Một số thủ đoạn hình thức lừa đảo chuyển tiền: 

  • Mạo danh nhân viên/ giao dịch viên ngân hàng
  • Mạo danh các cơ quan chức năng: Công an giao thông xử phạt hành chính,… 
  • Mạo danh người thân, bạn bè, anh chị em,…
  • Các thông báo nhận thưởng khi click vào 1 đường link và yêu cầu nhập mã OTP được báo về máy 
Thủ đoạn lừa đảo qua SMS
Thủ đoạn lừa đảo qua SMS

Nên làm gì khi bị dính vào các phi vụ lừa đảo tín dụng liên quan đến ngân hàng 

Khách hàng khi nhận ra mình đã dính vào các phi vụ, mánh khóe lừa đảo của kẻ xấu liên quan đến tín dụng ngân hàng, cần bình tĩnh làm các bước sau: 

  • Đến ngay cơ quan có thẩm quyền (công an,..) để trình báo sự việc  bị chiếm đoạt tài sản 
  • Trình các bằng chứng liên quan đến vụ việc
  • Chờ đợi kết quả điều tra 
  • Khi đã bắt được kẻ lừa đảo, tòa án sẽ khởi tố xét xử. Số tiền bị mất bạn sẽ được lấp lại. 
Khách hàng bị kẻ xấu lừa chuyển tiền 
Khách hàng bị kẻ xấu lừa chuyển tiền

Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng MB để tránh bị lừa đảo

Ngày nay các hình thức, mánh khoé lừa đảo của kẻ xấu là vô cùng tinh vi, vì vậy khi không đủ tin tưởng khách hàng không nên làm theo yêu cầu của bất kỳ ai. Ví dụ với một số trường hợp sau, khách hàng có thể nhận biết và tránh phạm phải sai lầm: 

  • Không click vào các đường link không rõ nguồn gốc
  • Xác thực người nhận trước khi chuyển tiền (thường lừa đảo qua các ứng dụng facebook, zalo,… nhờ chuyển tiền hộ, người thân bị kẻ xấu hack ních để mượn, vay tiền).
  • Không cung cấp mã OTP với bất kỳ ai. Hạn chế sử dụng mạng Wifi nơi đông người. 
  • Khi ai đó chuyển tiền vào tài khoản của bạn và báo chuyển nhầm, yêu cầu bạn chuyển lại thì tuyệt đối không được chuyển. 
  • Đặt mật khẩu đăng nhập mạnh để bảo vệ tài khoản ngân hàng 
  • Không nên để ai đó cầm/ sử dụng điện thoại của bạn 

Như vậy thực hư về tin đồn MB Bank lừa đảo đã được làm sáng tỏ. Bạn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm dịch vụ của MB mà không cần lo lắng. Tuy nhiên để tự bảo vệ cho tài sản, thông tin cá nhân của mình, bạn cần  tỉnh táo, “giữ cái đầu lạnh” để không bị lợi dụng bởi kẻ xấu.